Thứ Tư, 4 tháng 8, 2010

Đỗ Đại học... dẫn "gái" về nhà "tự thưởng"

 Em trai đỗ Đại học, bố mẹ tổ chức một bữa tiệc lớn trong một khách sạn sang trọng để mừng sự kiện lớn này. Rồi bố bán nhà ở dưới quê để mua SH, Iphone, laptop xịn cho cậu quý tử của mình... và được đà lấn lướt, nó dẫn cả đĩ về nhà để tự thưởng cho thành tích "đáng nể" của mình.
Bạn trẻ cuộc sống với những câu Chuyện tình yêu, ngoại tình, tâm sự của les, gay và những bài viết sinh động, đa chiều về thế hệ 8x - 9x

Minh, em trai tôi vừa đỗ đại học, cả nhà ai cũng mừng vì nó là niềm hi vọng của cả gia đình, dòng tộc. Dù chị gái và tôi có thành đạt như thế nào thì đối với bố mẹ, chúng tôi vẫn chỉ là phận nữ nhi. Chỉ đến lúc này, khi cậu ‘quý tử’ đỗ đại học bố mẹ mới “được” nở mày nở mặt với bà con làng xóm. Cũng vì “sự kiện lớn” này mà bố mẹ đã quyết định tổ chức một bữa tiệc thật hoành tráng ở một khách sạn lớn để mừng thành tích cho Minh.

Trước đây, tôi và chị gái đỗ Đại học, bố mẹ coi như đó là một chuyện thường tình. Khi hai chị em chuẩn bị nhập học, bố mẹ cũng chẳng tổ chức một bữa liên hoan nho nhỏ mời họ hàng làng xóm, huống gì là tổ chức một bữa tiệc lớn ở khách sạn. Cả tôi và chị gái đều rất bức xúc khi bố mẹ quyết định tổ chức liên hoan linh đình cho cậu em như vậy. Không phải chúng tôi ghen tị với em trai mình mà vì chúng tôi không hiểu tại sao bố mẹ lại phung phí tiền bạc nhiều như thế. Hơn nữa, bố tôi còn quyết định bán cái nhà ở dưới quê để mua cho Minh một con SH đời mới. Minh được thế như mở cờ trong bụng nên càng ngày, nó càng huênh hoang với chị ra mặt.

Từ lúc đỗ Đại học, minh tỏ ra hỗn láo với mọi người, không coi ai ra gì… Bố mẹ biết nó thay đổi tính khí nhưng vẫn phải chiều cậu quý tử vì sợ nó bỏ học thì đường công danh của dòng tộc không sáng sủa. Khi tôi và chị gái góp ý thì bố động viên: “Thôi các con ạ, em nó còn non nớt và dại dột. Có gì các con nhịn nó một tí. Dù sao nó cũng làm nên sự vẻ vang cảu dòng họ mình đấy!”.

Chúng tôi cũng chỉ biết vâng dạ chứ không dám cãi lại bố nhưng càng ngày Minh càng hỗn láo. Mẹ tôi quên không đưa tiền tiêu vặt, hoặc Minh xin tiền mà mẹ chưa có là nó lại cáu gắt quát mẹ ầm ĩ. Nó còn bắt bố mua hẳn cái Iphone giá cả chục triệu để dùng, rồi nó lại đòi bố mua laptop hạng sang cho nó. Bố mẹ tôi có bao nhiêu lương, bao nhiêu tiền dành dụm được đều đổ hết vào cho Minh, ấy vậy mà nó không biết điều còn lên mặt với mọi người trong nhà, hễ không vừa ý là đòi bỏ học, đòi bỏ nhà ra đi.

Đỗ Đại học... dẫn "gái" về nhà "tự thưởng", Bạn trẻ - Cuộc sống, Đỗ Đại học, gái, đĩ, 9x, 8x

Bố mẹ tôi có bao nhiêu lương, bao nhiêu tiền dành dụm được đều đổ hết vào cho Minh

Mua laptop xịn, Minh chỉ chăm chăm chơi game, hết chơi game rồi lên mạng “tán” gái. Nhiều lần vào phòng dọn dẹp và cất quần áo cho Minh, tôi mắng nó suốt ngày chơi bời mấy trò nhảm nhí, vô bổ thì nó năn nỉ tôi đừng mách bố mẹ, nó hứa sẽ không thế nữa. Những tưởng em trai sẽ “rút kinh nghiệm”, ai ngờ càng ngày nó càng quá đà lấn lướt. Minh còn chơi bạc trên mạng và tốn rất nhiều tiền, mỗi lần như vậy nó lại “hành” mẹ, không “hành” được mẹ, nó lại chuyển sang xin xỏ chị em tôi.

Những tưởng nó chỉ thích khoe mẽ, khoa trương và ham vui mấy trò nhảm nhí ấy. Nhưng ai ngờ, đứa em trai bướng bỉnh, non nớt đã khiến tôi vô cùng ghê tởm và kinh hãi khi tôi phải tận mắt chứng kiến cảnh nó dẫn gái về nhà…

Chiều hôm đó, như thường lệ, tan tầm tôi về nhà sớm để phụ giúp mẹ cơm nước. Khi về nhà tôi mới nhớ là mẹ phải đi lễ chùa với chị gái, còn bố thì đi thăm một người bạn cũ nên nhà cửa vắng vẻ hơn thường ngày. Tôi mở cửa, định lao thẳng lên phòng mình để thay quần áo. Nhưng khi đi qua phòng Minh, tôi nghe được những tiếng rên rỉ dồn dập… một cảm giác ớn lạnh đến tận xương sống, tôi đẩy mạnh cửa phòng để bắt quả tang em trai mình đang xem phim sex. Thế nhưng, tôi như chết lặng đi khi phải tận mắt chứng kiến cảnh ấy… một sự thật kinh khủng mà có nằm mơ tôi cũng không bao giờ nghĩ tới.

Chao ôi! Cậu em trai 18 tuổi của tôi đây sao? Nó và một đứa con gái đang quấn riết lấy nhau, trên người không một mảnh vải che thân. Hai đứa lõa lồ trước mắt tôi trông thật gớm ghiếc… Tôi bủn rủn chân tay nhưng cũng cố gắng bình tĩnh để nói với chúng nó: “Hai đứa mặc quần áo rồi xuống nhà nói chuyện với chị!”.

Đỗ Đại học... dẫn "gái" về nhà "tự thưởng", Bạn trẻ - Cuộc sống, Đỗ Đại học, gái, đĩ, 9x, 8x

Chẳng nhẽ bố mẹ vẫn làm ngơ khi em trai tôi dẫn "đĩ" về nhà sao?

Thằng em láo toét của tôi không thèm nghe lời chị mà còn ra mặt quát: “Đây là đĩ chứ không phải bạn gái em! Em vừa xin tiền mẹ chơi đĩ đấy. Chị muốn nói chuyện với đĩ sao?”. Giận dỗi. Bức xúc. Kinh tởm… tôi chỉ muốn tát vào mặt nó mấy cái cho nó chừa cái thói “mất nết”… nhưng rồi khi nhìn vào gương mặt vênh váo của thằng em và thái độ thách thức của người con gái ấy, tôi chán nản ra khỏi phòng nó và buông một câu lạnh lùng để đuổi cô gái ấy: “Mặc quần áo vào rồi biến khỏi ngôi nhà này đi”.

Tôi bỏ mặc nó rồi lao ra khỏi nhà. Lang thang trên đường, tôi không biết mình đã đi qua những đâu, với những con phố nào, trong đầu vẫn không khỏi bực mình uất ức: “Chẳng lẽ bố mẹ tôi có thể chấp nhận một đứa con “mất dạy” khi nó đỗ đại học sao? Và thậm chí khi nó dẫn gái về nhà cũng phải nhắm mắt làm ngơ sao?”.

Đang miên man với những suy nghĩ về đứa em trai thì điện thoại tôi có tin nhắn, và lại chẳng là của ai khác ngoài đứa em trai “quý hóa” của mình: “Chị mà nói với bố mẹ chuyện lúc nãy, em sẽ bỏ nhà theo gái và không đi học nữa đâu”.

Tôi tức đến sôi cả máu trong lồng ngực khi đứa em trai vẫn không biết hối lỗi mà còn tỏ vẻ như thách thức. Tôi đang tự hỏi liệu mình có nên nói cho bố mẹ về sự thật ấy không? Không biết có gia đình nào có con đỗ Đại học lại khổ như gia đình tôi không nữa?

sài gòn vui ghê hiiiiiiiii thix waaaaa

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Thiết kế Logo Khẳng Định Thương Hiệu


 
Một công ty có tính cạnh tranh cao khi dấu ấn về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của nó trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Để tạo nên 1 hình ảnh nổi bật như vậy, logo được thiết kế chuyên nghiệp là 1 phần không thể thiếu trong việc thể hiện thương hiệu.
Việc thiết kế logo cũng là phần không thể thiếu trong thiết kế web. Các website được thiết kế không thể không có logo. Thông thường những website được VINA DESIGN thiết kế web chưa có logo thì đều được VINA DESIGN thiết kế logo giúp khách hàng.

KHẲNG ĐỊNH THIẾT KẾ LOGO 12.000.000 đ
Hãy khẳng định vị trí doanh Nghiệp của bạn trên thương trường với logo do VINA DESIGN thiết kế.
Quyền lợi thiết kế:
- Trong vòng 15 - 20 ngày, 5 mẫu logo thiết kế sẽ được VINA DESIGN thiết kế để khách hàng chọn lựa. Nếu chưa vừa ý, khách hàng sẽ được thiết kế 05 mẫu logo thiết kế lần 2 (Không quá 2 lần).
- Khách hàng chọn 1 mẫu logo thiết kế trong các mẫu logo đã thiết kế và có quyền yêu cầu hiệu đính thiết kế 5 lần.
- Sản phẩm thiết kế logo bàn giao: 01 CD có chứa logo thiết kế khách hàng đã chọn với các dạng thông dụng (word, corel, photoshop...)
ĐẲNG CẤP THIẾT KẾ LOGO 15.000.000 đ 
Hãy xác định đẳng cấp doanh nghiệp trên thương trường với logo do VINA DESIGN thiết kế.
Quyền lợi thiết kế:
- Trong vòng 21 - 30 ngày, 5 mẫu logo sẽ được VINA DESIGN thiết kế để khách hàng chọn lựa. Nếu chưa vừa ý, khách hàng sẽ được thiết kế 05 mẫu logo lần 2, lần 3 (Không quá 3 lần).
- Khách hàng chọn 1 mẫu logo thiết kế  trong các mẫu logo đã thiết kế và có quyền yêu cầu hiệu đính, cho đến khi hoàn tất thiết kế.
- Sản phẩm thiết kế bàn giao: 01 CD có chứa logo thiết kế khách hàng đã chọn với các dạng thông dụng (word, corel, photoshop...) - khách hàng có thể yêu cầu dạng file mong muốn..
- Tài liệu tiêu chuẩn sử dụng logo thiết kế.
Hãy liên hệ thiết kế logo, thiết kế web ngay tại VINA DESIGN -Thiết kế Website Pro! - Thiết kế web theo chuẩn 2.0 hiện đại.
về DOFYCO0 nhận xét

Thiết kế Brochure đt hiu qu cao

 
Marketing không chỉ là sử dụng một phương tiện truyền đạt mà là thu hút giữ chân khách hàng. Marketing bằng phương tiện thông tin đại chúng cũng có thể giúp bạn điều đó, nhưng chỉ có kết quả nếu phối hợp được với sách lược khác. Đó là lý do vì sao các công ty kể cả những công ty kinh doanh trên mạng Internet, đều phải có các brochure và các loại ấn phẩm để phát tận tay khách hàng.
Một loại doanh nghiệp cần một ấn phẩm tự giới thiệu vì hai lý do:
1. Độ tin cậy
Khách hàng mong mỏi một công ty thực thụ phải có ấn phẩm về công ty. Bỏ tiền in ấn danh thiếp và letterhead… để được gọi là công ty chẳng khó gì. Nhưng nếu một doanh nghiệp đã lăn lộn trên thương trường thì nhất định phải có brochure.
2. Tiết kiệm thời gian:
Khách hàng muốn đem những ấn phẩm được biếu về nhà đọc trong thời gian rảnh. Dù bạn có thể hướng dẫn họ truy cập vào trang web của mình, nhưng một brochure hỗ trợ rất nhiều trong việc giới thiệu cho khách hàng sản phẩm dịch vụ mà họ có thể được hưởng, hoặc chỉ ra lý do vì sao họ nên mua sản phẩm từ doanh nghiệp bạn. Brochure cũng hỗ trợ cho việc quảng bá hình ảnh và cũng có thể sử dụng như một công cụ hỗ trợ cho việc kinh doanh thông qua nhà phân phối. Tóm lại, một cuốn brochure tốt sẽ đem lại cơ hội kinh doanh.
Đây là 12 mẹo nhỏ để thực hiện một quyển brochure hỗ trợ tích cực cho công tác marketing và tăng doanh số bán hàng.
- Biết người đọc muốn gì
Một Brochure phải được viết theo quan điểm của người đọc. Điều đó có nghĩa là thông tin phải được trình bày đúng trình tự. Hãy phân tích cho người đọc muốn biết gì. Cách đơn giản để thực hiện là ấn định trình tự cho các câu hỏi của người đọc. Ví dụ bạn sở hữu một trung tâm trị liệu có các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và muốn khuyến khích người đọc gặp gỡ để được tư vấn và trị liệu. Sau khi biết thông tin về doanh nghiệp bạn, người đọc sẽ nảy ra một loạt thông tin để giải đáp trước khi đặt một cuộc hẹn. Brochure của bạn phải giải đáp được các câu hỏi đó theo một trình tự logic. Cách hiệu quả để tổ chức lại các điểm chính là viết ra những cây hỏi mà khách hàng tiềm năng có thể hỏi, và chuẩn bị giải đáp in trong brochure.
- Thu hút sự chú ý của người đọc
Trang đầu tiên của brochure là tờ bìa. Đừng phạm phải sai lầm thông thường là sử dụng từ chuyên môn để diễn tả dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Hãy nghĩ về lợi ích của khách hàng và thể hiện nó bằng câu chữ khiến người ta phải tò mò mở ra xem. Thêm vào đó có thể là một thư mời, một bảng báo cáo hay một bảng giảm giá đặc biệt... Chỉ đặt biểu tượng công ty hay tên sản phẩm trên trang đầu thì ít mang lại tác dụng thiết thực.
- Trang mục lục
Trong một quyển Brochure dày từ tám trang trở lên thì nên có mục lục. In mục lục với cách trình bày tách biệt với nội dung còn lại của brochure. Chọn ra những vấn đề quan trọng nhất để đưa vào mục lục.
- Miêu tả sản phẩm
Để miêu tả sản phẩm, hãy liệt kê các đặc trưng về sản phẩm và giải thích lợi ích của mỗi điểm. Ví dụ : Bánh được làm từ công thức gia truyền, có nghĩa là sẽ thơm ngon hơn ». Cần lưu ý rằng người mua sản phẩm không phải lúc nào cũng là người sử dụng nó, vì vậy nên giới thiệu đầy đủ các lợi ích tương ứng với mỗi đặc điểm của sản phẩm.
- Cung cấp thông tin bổ ích
Một Brochure chứa đựng nhiều thông tin bổ ích sẽ khiến người đọc cất giữ lại và chia sẻ thông tin với người khác. Nếu bạn cung cấp sơn nước thì việc cung cấp những thông tin về phối màu, hướng dẫn cách sơn, những mẹo nhỏ của các chuyên gia ...sẽ rất hữu ích. Nếu bạn kinh doanh sản phẩm chăm sóc da, bạn nên chỉ ra các mẹo nhỏ về trị mụn, trị khô da và những vết nhăn.
- Thiết kế một cách sáng tạo
Ai bắt buộc Brochure phải có khổ chữ nhật A4 ? Bạn bán xe hơi ư ? Hãy thử thiết kế một brochure hình chiếc xe hơi. Còn bán dụng cụ thể thao thì thiết kế brochure theo hình trái bóng hay cây vợt chẳng hạn. Vận dụng sức tưởng tượng khi thực hiện brochure có thể thu hút hiệu quả cao hơn. Hãy thử đủ kích cỡ , mỏng, dày, cao, ngắn hay hình dạng vuông tròn xem sao. Chỉ có một giới hạn duy nhất là chi phí in brochure có quá tốn không thôi.
- Tạo phong cách riêng
Một diễn giả từng trải khi nói chuyện trước đám đông sẽ chọn ra gương mặt trong đám đông đó để hỏi chuyện. Mối liên hệ giữa một người cụ thể đó giúp cho diễn giả thể hiện cuộc nói chuyện của mình sống động và có tính chất cụ thể hơn so với cách luôn nhắm tới một rừng khuôn mặt. Tương tự như vậy, các từ ngữ dùng trong brochure nên nhằm vào một đối tượng tưởng tượng. Vì sao ? Vì nên biểu lộ rằng « Tôi đang nói chuyện với một mình anh thôi »để đạt được hưởng ứng.
- Thêm chút màu sắc
Đừng để quyển brochure của bạn xa rời thực tế. Hãy để người đọc chia sẻ cảm xúc. Không có lý do gì một tập brochure về máy tắm nước nóng cứ phải bàn tới bàn lui về cách vận hành máy. Hãy nói về những đêm mưa lạnh tê tái và những buổi làm việc căng thẳng. Hãy gây cảm xúc cho khách hàng để họ không cẩm được lòng và chấp nhận mua ngay sản phẩm.
- Mục đích của bạn là để bán hàng
Hãy nhớ không phải ai cũng muốn được chỉ giáo về mọi khía cạnh của sản phẩm hay dịch vụ của bạn cả, nói gì tới các chi tiết về quá tình sản xuất. Đừng phí thời gian liệt kê những điều không mong đợi của khách hàng.
- Hãy nói về nhu cầu của người đọc
Đừng sa đà vào mối quan tâm của chính bạn, mà phải hướng về người đọc. Đây là vài dòng trong quyển brochure của công ty bảo hiểm : « Bảo hiểm là ngành kinh doanh phức tạp. Công ty chúng tôi ra đời năm 1975 để giúp khách hàng tìm ra giải pháp bảo hiềm phù hợp với nhu cầu. Trong 20 năm qua chúng tôi đã bán bảo hiểm cho khối lượng khách hàng đũ mọi thành phần... Thay vì nói rằng công ty có thể làm gì được cho khách hàng mà chỉ toàn nói về mình thôi thì liệu có tác dụng gì đáng kể ?
- Định hướng
Mỗi quyển brochure có thể sắp xếp sao cho người đọc có thể tìm ngay ra thông tin họ cần. Đặt các tiêu đề hay mục hướng dẫn rõ ràng trong cả quyển brochure sao cho chúng đều nói được rằng : « Ê, hãy chú ý đến tôi ».
- Kêu gọi hành động
Bất kể bạn sắp xếp brochure của mình như thế nào, chỉ có một cách duy nhất ép nó lại là kêu gọi hành động. Nếu muốn được người đọc hồi âm, hãy để lại thông tin liên lạc. Để tăng cường tác động kinh doanh của brochure, bạn nên đề cập đến lời chào hàng và một phương thức hồi âm trên mỗi trang brochure.

ảnh về admin
























Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

Phân biệt giữa Brochure và Company Profile


Brochure và Company Profile là hai thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong ngành thiết kế quảng cáo. Không xét ở nghĩa tiếng Việt mà định nghĩa dựa vào công dụng và mục đích sử dụng của hai ấn phẩm này để phân biệt.Trong một số trường hợp cụ thể Marketing Vietnam nhận thấy hai thuật ngữ này được sử dụng chung gây ra những nhầm lẫn cho designer cũng như định hướng trong việc xây dựng ý tưởng và nội dung thiết kế.
Chúng tôi thấy khách hàng luôn là người đánh đồng giữa brochure và company profile, bản thân về ý nghĩa đã có sự khách hàng, sau đây chúng tôi sẽ định nghĩa lại thuật ngữ này để đồng nhất trong cách sử dụng

1/ Company Profile: Được xem như một bộ tài liệu giới thiệu công ty khái quát nhất, nó thể hiện toàn bộ những tinh túy, những thế mạnh, những giá trị mang lại cho khách hàng cộng đồng và nhân viên. Giới thiệu bao quát thế mạnh ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, những đối tác chiến lược nhằm thể hiện sự uy tín trên thương trường và những hoạt động mang tính cộng đồng.
Company Profile được xem là một tài liệu giới thiệu công ty hiệu quả nhất vì trong một khoảng thời gian ngắn tiếp xúc với khách hàng, quá hạn chế để có thể giới thiệu toàn bộ về công ty thì Company Profile giúp cho khách hàng hiểu công ty sâu hơn và chi tiết hơn.
Nội dung: Nội dung được xem là "Linh Hồn" của một Company  Profile, thông qua nội dung khách hàng sẽ thấy được giá trị và định hướng phát triển, tầm nhìn của doanh nghiệp, , ,để họ có thể đặt niềm tin hợp tác kinh doanh hay không? Thường các Doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải những vấn đề sau:
- Đưa quá nhiều thông tin không chọn lọc làm mất tính cô đọng
- Nội dung chưa được trau chuốt về ngôn từ, và không thể hiện được định hướng phát triển của doanh nghiệp
- Không biết bắt đầu từ đâu? chưa biết trong một quyển Company  Profile nên đưa những thông tin gì?
- Chưa có chiến lược như tầm nhìn - sứ mệnh - nhiệm vụ - giá trị cốt lõi - triết lý kinh doanh một cách rõ ràng.

Thiết kế: Phong cách thiết kế đóng một vai trò quyết định sự chuyên nghiệp của một Company Profile trong đó hình ảnh và sự phối hợp của các tông màu chiếm đến 90% giá trị của một Company  Profile. Đây là điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đưa tạo ra một tài liệu giới thiệu công ty thể hiện đẳng cấp, không có kế hoạch chuẩn bị một cách bài bản từ khâu chụp hình đến khâu chỉnh sửa hình ảnh phù hợp

Trong phần thiết kế thì đặc tính của từng ngành nghề quyết định phong cách của một Company Profile, đối với các công ty về Bất Động Sản phải thể hiện sự chắc chắn, đáng tin cậy, sử dụng những màu sắc mang tính thổ, kim, mộc, hạn chế sử dụng những màu sắc thuộc tính thủy như đen, xám đen , , ,

2/ Brochure: Nếu như Company Profile giới thiệu về công ty thì brochure chỉ tập trung nhắm vào sản phẩm hay một bộ sưu tập sản phẩm. Trong khi quảng cáo các sản phẩm trên các phương tiện truyền thông như Tivi, báo chí, đài phát thanh vì giới hạn nên không thể truyền tải tất cả các thông tin về sản phẩm, nhưng brochure thì có thể để tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm như kích thước, thông số kỹ thuật, màu sắc, công dụng, những lợi thế của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại. . .Nói tóm lại brochure là một bộ tài liệu giới thiệu một cách chi tiết nhất về một sản phẩm hay dịch vụ, thông qua đó người tiêu dùng có thể thu thập và đánh giá thông tin một cách tốt để đưa ra những quyết định mua sắm.

Tự làm hoen ố thương hiệu

Nguồn tin: Marketing Vietnam  
Nhiều doanh nghiệp tin rằng khi thiết lập được một thương hiệu mạnh, có thể vô tư mở rộng sản xuất, kinh doanh đa ngành. Kết quả là, nhiều thương hiệu đã lãnh hậu quả nặng nề - hình ảnh công ty bị hoen ố. Ở Mỹ, 7-Up đã phải trả giá bằng một nửa thị phần của họ khi thêm vào những biến thể của thương hiệu như 7-Up Gold. “Không hề thay đổi, thương hiệu dẫn đầu thị trường là thương hiệu không có dòng sản phẩm mở rộng”, Jack Trout - chuyên gia marketting xác định.

Nhưng dù sao, nếu việc mở rộng được thực hiện chính xác, nó có thể hoạt động. Ví dụ như trường hợp Diet Coke của Coca-Cola được tung ra thị trường vào năm 1982. Ngày nay đó vẫn là một loại nước uống thông dụng thứ ba trên thị trường với doanh số hơn một tỷ đôla mỗi năm. Dao cạo Gillette và kem cạo râu là một ví dụ rõ ràng nữa về sự thành công của việc mở rộng thương hiệu. Nhưng một khi, công ty không hiểu thấu những căn bản thực sự thương hiệu của họ, kết quả sẽ là thảm họa.

Dĩ nhiên, lý do để mở rộng thương hiệu là khá rõ ràng. Khi một công ty đã chi phối một thị trường với một sản phẩm, họ có hai lựa chọn để phát triển. Họ có thể mở rộng đến một thị trường mới hoặc tung ra một sản phẩm mới. Nếu họ có chọn lựa thứ hai thì có những lý do kinh tế để sử dụng cùng một thương hiệu. Hơn nữa, việc mở rộng có kết quả tức thì trong nhận thức của người tiêu dùng, chi phí cho quảng cáo ít (không phải chi phối nhận thức về cái tên) và gia tăng tính nhận biết của thương hiệu chủ. Chi phí càng được tiết kiệm một khi sản phẩm mới có thể dùng cùng một hệ thống phân phối như sản phẩm nguyên thủy.

Còn có những ví dụ về thành công của việc mở rộng thương hiệu khác nữa đã khuyến khích những thương hiệu khác đi theo cùng một con đường. Trong những thương hiệu này, Virgin là trường hợp điển hình nhất. Mặc dù Virgin đã từng chứng tỏ thành công trên nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau hơn hẳn những thương hiệu khác, nhưng với Virgin Cola, họ đã thực sự thất bại. Virgin đã xây dựng danh tiếng của mình như một nhà vô địch về hàng tiêu dùng, thâm nhập vào những thị trường quan trọng khác nhau mà không hề làm tổn hại đến đặc trưng thương hiệu của họ. Nhận thức của người tiêu dùng cũng được thống nhất bởi chính tự thân đầy sức thuyết phục của Richard Branson. Nghĩ về Virgin và rồi bạn sẽ nghĩ về Branson. Vì vậy trong lúc những cung ứng dịch vụ và sản phẩm của Virgin luôn mở rộng nhưng đặc trưng thương hiệu của họ vẫn rõ ràng.

Hầu hết các thương hiệu khác đều không có được sự ứng dụng rộng rãi này. Ví dụ như Volvo xây dựng thương hiệu của mình quanh tính ‘an toàn’. Nếu một lúc nào đó họ sản xuất ra một chiếc xe không có những túi hơi an toàn, họ đã đi ngược lại với đặc trưng thương hiệu đã được thiết lập của họ.

Ngày nay, bất kể đến những nguy hiểm tiềm ẩn, việc mở rộng thương hiệu vẫn được dùng phổ biến. Chín trên mười sản phẩm tạp hóa là thuộc dòng sản phẩm mở rộng. Hãy xét đến thị trường bia chẳng hạn. Những người Mỹ uống bia của 25 năm trước chỉ phải chọn lựa một trong ba thương hiệu chính - Miller, Coors và Budweiser. Có hơn 30 biến thể khác nhau của ba thương hiệu này mà số lượng người uống bia hầu như vẫn không thay đổi.

Hầu hết những thương hiệu đã mở rộng thành công đều là chuyển sang các chủng loại sản phẩm có liên quan. Coca-Cola đã thành công lớn khi tung ra Diet Cola, nhưng họ đã không mấy thành công khi tung ra thị trường thương hiệu quần áo của họ. Gillette thường được tôn vinh như một mẫu hình lớn về mở rộng thương hiệu. Họ chuyển dần từ bán dao cạo râu sang bán kem cạo râu. Với những sản phẩm hỗ tương cho nhau, sự thành công của một sản phẩm này đem đến thành công cho sản phẩm có liên quan và thương hiệu hưởng lấy lợi ích chung này.

Nhiều công ty đã xây dựng được một nhận thức về thương hiệu của họ chung quanh một chủng loại sản phẩm, tin rằng họ có thể có được miếng bánh riêng cho mình và họ có thể chuyển nó sang một chủng loại sản phẩm không liên quan dưới tên của cùng một thương hiệu. Những công ty có thể có hiểu biết về đặc trưng của thương hiệu của họ đã làm suy yếu đi tài sản thương hiệu bằng cách tung ra một sản phẩm mới tương tự và đã nuốt sống mất thị phần nguyên thủy của chính mình. Như những ví dụ trong những trang tiếp theo đây mô tả, cả hai phương cách tiếp cận này cùng kết thúc trong thất bại.
1. Gerber Singles - sự thiết lập thương hiệu bị lệch hướng

Nhà sản xuất thức ăn trẻ em Gerber là ví dụ thường được nhắc đến nhất về các thất bại thương hiệu của mọi thời. Cùng với New Coke của Coca-Cola và nước hoa của Harley Davidson, nỗ lực của Gerber để thâm nhập vào thị trường thức ăn của người lớn chắc chắn là một trong những ví dụ điển hình nhất của Sảnh đường Tủi hổ.
Ý tưởng là cung ứng những phần thức ăn nhỏ cho những người lớn độc thân trong cùng một loại lọ đựng thức ăn giống như cho trẻ em. Dù sao khi dòng sản phẩm dành cho người lớn của Gerber được tung ra thị trường vào năm 1974, công ty này cũng nhanh chóng nhận ra rằng người ta không hề thích thú gì với ý tưởng ăn những thứ như ‘bò nấu kem’ từ cái lọ nhỏ trong một buổi tối ở nhà.
 
Hơn nữa, sản phẩm này được gọi là Gerber Singles (Những người độc thân của Gerber). Theo Susan Casey của tạp chí Business 2.0 ấn bản vào tháng 10 năm 2000, “Chúng nên được gọi là "tôi cống độc thân và ăn thức ăn trong lọ”".
 
Cho dù sản phẩm này có được nghiên cứu thị trường hay không như dự đoán của bất kỳ ai - không hề có một bình luận nào từ chính Gerber. Có một điều chắc chắn là loại thức ăn trẻ em cho người lớn này đã thất bại thê thảm.
 
Bài học từ Gerber Singles: Suy nghĩ từ bối cảnh của người tiêu dùng. Cho dù Gerber Singles có ý nghĩa gì đối với Gerber đi nữa thì người tiêu dùng cũng không muốn mua một sản phẩm mang ngụ ý là họ không thể có được một người chung sống vì lý do, họ chỉ là một đứa trẻ to xác.
 
2. Crest - Căng một thương hiệu ra đến những giới hạn của nó
 
Ra đời vào năm 1955, Crest là thương hiệu kem đánh răng có fluor đầu tiên. Cho đến thời điểm này, Colgate vẫn là thương hiệu kem đánh răng hàng đầu trên thị trường.
 
Nhưng Procter & Gamble, công ty mẹ của Crest, nhận ra một điểm yếu của Colgate là nó không có fluor. Điều này có nghĩa là răng sẽ dễ bị sâu hơn. Crest có thể hỗ trợ những khẳng định giảm sâu răng của nó bằng những nghiên cứu rộng rãi được tiến hành bởi những nha sĩ của P & G ở viện đại học Indiana. Các chứng nhận của hội Nha khoa Mỹ về chất lượng chống sâu răng hiệu quả của nó đã hỗ trợ cho thương hiệu giành được vị thế ở trên các đối thủ khác.
 
Nhưng dù sao thì thập niên 80 cũng là chứng nhân cho sự định hình của thị trường kem đánh răng. Hoàn toàn bất ngờ, người tiêu dùng phải đối mặt với vô số chọn lựa. Những thương hiệu như: dành cho người hút thuốc, làm trắng răng, kem trong, bạc hà, baking-soda, dành cho trẻ em, dành cho người lớn tuổi. Có fluor không còn là một lợi thế như trước nữa. Thêm nữa, nước máy ở châu Âu và Mỹ đã được bổ sung fluor sẵn. Sâu răng không còn là một vấn đề như trong những năm 50 nữa.
 
Dần dà, Crest tung ra thị trường nhiều biến thể hơn. Đáng chú ý nhất là loại kem đánh răng kiểm soát cao răng vào năm 1985. Mặc dù đó là loại kem đánh răng đầu tiên thuộc loại này nhưng không giành được những thành công đáng kể như việc giới thiệu fluor ba mươi năm trước. Một trong những lý do là hiện nay Crest có quá nhiều loại kem đánh răng khác nhau. Biến thể chống cao răng chỉ là một trong dãy sản phẩm đa dạng của Crest. Hơn nữa, Colgate cũng không hề chậm chân, họ không chỉ tung ra thị trường loại kem chống cao răng mà còn đang bắt đầu với một loại kem đánh răng có đủ mọi đặc tính chăm sóc răng mà họ được biết.
 
Trong lúc Crest vẫn tiếp tục cung ứng nhiều biến cách mới trên cùng một chủ đề và việc này đã làm cho công chúng rối hơn khi chọn mua kem đánh răng. Colgate tung ra Colgate Total với các đặc tính có fluor, chống cao răng và bảo vệ nướu. Nói chung là đủ mọi đặc tính chăm sóc răng miệng trong cùng một sản phẩm. Chẳng bao lâu sau khi Total được tung ra thị trường, Colgate trở lại vị trí hàng đầu trên thị trường và nuốt dần thị phần của Crest.
 
Điều gì đã xảy ra? Tại sao Crest lại không thể cung ứng cho thị trường một loại Crest Total hay Crest Complete nào đó trước khi sản phẩm của đối thủ được bán ra?
 
Việc này có nhiều lý do và một trong số các lý do đó chính là cách thức thiết lập thương hiệu của Procter & Gamble. Chiến lược thương hiệu của P&G vào những năm 80 có vẻ như là: tại sao lại chỉ tung ra có một sản phẩm trong lúc có khả năng là năm mươi? Quả thế, trong cùng một thời điểm, chúng ta cùng lúc có đến 52 phiên bản Crest trên thị trường. Họ tin rằng: càng có nhiều thương hiệu phụ, họ càng bán được nhiều hàng hơn. Vậy tại sao lại phải gây rủi ro cho khái niệm này với tuyên bố: có một loại kem đánh răng hiệu Crest có thể đáp ứng mọi yêu cầu về chăm sóc răng miệng?
 
Nhưng dù sao thì việc tăng thêm nhiều chọn lựa cũng có nghĩa là dễ lẫn lộn hơn. Và kết quả là: Crest mất dần thị phần của họ. Đúng theo quy luật về sự giảm thiểu, càng có nhiều sản phẩm Crest được cung ứng, tổng thị phần của họ càng giảm thiểu. Khi Crest chỉ có một sản phẩm duy nhất, thị phần của họ vọt lên chiếm đến gần 50% thị trường. Khi họ có 36 sản phẩm khác nhau, thị phần của họ còn lại 25% tổng thị trường. Và khi họ có đến 52 thương hiệu phụ, thị phần của họ chỉ còn lại có 15% và rơi lại sau Colgate rất xa.
 
Những vấn đề này không chỉ giới hạn với riêng thương hiệu Crest. Ví dụ, P&G cũng đã nhìn thấy những gì tương tự xảy ra với thương hiệu Head & Shoulders của họ. Người tiêu dùng có thực sự cần đến 31 biến thể khác nhau của một loại dầu gội đầu trị gầu hay không?
 
Khi công ty chiến lược marketing Ries & Ries đến tư vấn cho P&G, họ đã xác định vấn đề này. Trong quyển 22 Quy luật Bất biến về việc Thiết lập Thương hiệu, Al và Laura Ries đã nhắc lại kinh nghiệm này:
 
Khi chúng tôi đến làm việc với Crest, viên giám đốc marketing của họ đã hỏi: “Chúng tôi có 38 đơn vị sản phẩm. Ông nghĩ đó là quá nhiều hay quá ít?”
 
“Ông có tất cả bao nhiêu cái răng?”, chúng tôi hỏi lại.
 
“Ba mươi hai cái.”
 
“Không một loại kem đánh răng nào nên có số lượng thương hiệu phụ nhiều hơn là số răng trong miệng”, chúng tôi trả lời.
 
Mặc dù đã có lúc P&G vẫn lặp lại chiến lược Crest sai lầm - tung thêm nhiều thương hiệu hơn, mất thêm nhiều thị phần hơn - nhưng lần này công ty quyết định sẽ chặn đứng vấn đề nảy sinh do chính họ đã tạo ra.
 
Một bài báo với tựa đề ‘Hãy đơn giản hóa’ trên tuần báo Business Week (9-9-1996) tóm tắt lại những chuyển đổi quyết định ở P&G: “Sau nhiều thập niên với quá nhiều chủng loại sản phẩm mới, P&G đã quyết định là họ đã bán quá nhiều loại hàng. Nay họ đang làm một điều không thể tưởng tượng: cắt giảm bớt. Danh mục sản phẩm hiện nay của họ ít hơn một phần ba so với hồi đầu thập niên”.
 
Trước khi cắt bớt số lượng các thương hiệu phụ của Crest, P&G đã thực hiện việc này trước với dòng sản phẩm dầu gội của họ. Với việc cắt giảm một nửa số lượng các thương hiệu dầu gội, họ nhận thấy mãi lực đã bắt đầu tăng. Nhưng dù sao thì theo như Robert T Matteucci, trưởng điều hành phân bộ chăm sóc tóc của P&G thì ngay từ lúc đầu, chiến lược này không được sự tán thành rộng rãi: “có sự chống đối từ những người quản lý nhãn hiệu của P&G, những người nghĩ rằng mãi lực sẽ suy giảm vì không có nhiều mặt hàng để bán. Có những hồ nghi rằng không biết đây có đúng là điều cần phải làm hay không?”
 
Cùng với việc giảm thiểu các phiên bản của Crest, P&G cũng thiết kế lại hình dáng của bao bì để người ta có thể dễ dàng phân biệt các biến thể khác nhau của một sản phẩm. Bước chuyển này được các chuyên gia marketing đánh giá là một hành động khôn ngoan. Marcia Mogelonsky hoan hô chiến lược này trong một nghiên cứu thăm dò của Ithaca, American Demographics, năm 1998: “Việc giảm thiểu này giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tìm ra được thứ mà họ muốn. Cùng lúc, nhà sản xuất cũng có nhiều chỗ trống trên các kệ hàng hơn để dành cho những sản phẩm bán chạy nhất của họ. Người mua ít phải phân vân chọn lựa hơn, đỡ phải lẫn lộn và đồng thời nhà sản xuất có lợi nhuận nhiều hơn”.
 
Nhưng dù sao thì sự cạnh tranh cũng càng lúc càng gay gắt hơn; không chỉ từ Colgate mà còn từ những thương hiệu khác như Aquafresh, Mentadent, Arm and Hammer, Sensodyne và những thương hiệu khác như các mặt hàng của hãng hóa phẩm Boots từ Anh quốc.
 
Mặc dù P&G đã đơn giản hóa các sản phẩm Crest đến một mức nào đó và mãi lực có tăng trưởng, nhưng vẫn không đủ để qua mặt Colgate. Hơn nữa, dù rằng P&G đã mài dũa lại các dòng sản phẩm của họ nhưng một số chỉ trích vẫn cho rằng đặc trưng của thương hiệu Crest chưa đủ sắc bén và nó đã phớt lờ các nguồn gốc khoa học của mình. Jack Trout đã nhận xét như sau trong quyển "Thương hiệu lớn, Rắc rối lớn" của ông:
 
Đầu tiên và quan trọng nhất, Crest nên luôn nhắm vào khía cạnh trị liệu nghiêm túc trên thị trường kem đánh răng. Đó là nơi mà họ chiếm ngụ trong tâm trí của người tiêu dùng. Không có nước súc miệng hay làm trắng răng mà chỉ đơn thuần là công nghệ chăm sóc răng nghiêm túc mà thôi. Bất hạnh thay, họ vẫn không nhận ra được đó là con đường mà họ phải đi. Họ vẫn tiếp tục dấn sâu vào những hình thức khác nhau của Crest.
 
Thực tế khi P&G không luôn chuyên tâm vào việc hư mục răng, họ đã nhận lấy tổn thương không thể tránh khỏi từ một thứ còn tai hại hơn: sự hư mục thương hiệu. Ngoại trừ khi họ một lần nữa kiểm soát trở lại lãnh vực khoa học và cung cấp cho người tiêu dùng một thông điệp duy nhất và kiên trì (được bảo đảm với một dòng sản phẩm có được quan tâm sâu sắc), Colgate sẽ lại giành phần thắng một lần nữa trong cuộc chiến này.
 
Các bài học từ Crest: - Đừng làm cho khách hàng lẫn lộn. P&G đã nhận ra rằng chỉ có sự đơn giản mới làm yên lòng người mua. “Điều này cho thấy chúng tôi đã làm cho người tiêu dùng phải chọn lựa khó khăn đến như thế nào trong bao nhiêu năm qua”. Đây chính là thú nhận của tổng giám đốc P&G, ông Durk I Jager, với tuần báo Business Week.
 
Đừng cung cấp quá nhiều sản phẩm. Chỉ có 7,6% toàn bộ sản phẩm gia dụng và chăm sóc thân thể chiếm đến 84,5% tổng doanh số của chủng loại sản phẩm này, theo thăm dò của công ty tư vấn Kurt Salmon Associates. Cũng thăm dò trên cho biết: hầu như một phần tư các loại sản phẩm trên trong một siêu thị thông thường bán được ít hơn một đơn vị trong một tháng.
 
Loại trừ các sản phẩm sao chép. Theo một nghiên cứu khác của Công ty tư vấn William Bishop, khi các sản phẩm sao chép bị loại bỏ thì 80% khách hàng vẫn không thấy có gì khác biệt cả.
 
Phải rõ ràng. Các thương hiệu phải nhắm đến sự rõ ràng. Nói cách khác, chúng phải giúp người tiêu dùng dễ chọn mua sản phẩm hơn.
 
Nhớ lấy sự kế thừa. “Đừng bao giờ mất đi ký ức tập thể của bạn”, Jack Trout khuyên nên như vậy trong quyển Thương hiệu lớn, Rắc rối lớn. Crest đã phải hứng chịu sự suy giảm uy tín thương hiệu khi thất bại trong việc sao chép thành công của chiến dịch ‘Chiến thắng việc kiểm soát cao răng’ của thập niên 1950.